Trang chủ > Blog > IELTS Writing > Hướng dẫn cách viết dạng Discussion Essay trong IELTS Writing Task 2

Hướng dẫn cách viết dạng Discussion Essay trong IELTS Writing Task 2

Tổng quan thông tin về dạng bài Discussion Essay Như tên gọi “Discussion Essay”, dạng bài này sẽ đưa ra hai vấn đề/quan điểm trái ngược nhau. Trong đó, người viết vừa thảo luận về cả hai vấn đề/quan điểm đó vừa đưa ra quan điểm cá nhân.  Đặc điểm nhận dạng của đề bài […]

22/03/2024

Tổng quan thông tin về dạng bài Discussion Essay

Như tên gọi “Discussion Essay”, dạng bài này sẽ đưa ra hai vấn đề/quan điểm trái ngược nhau. Trong đó, người viết vừa thảo luận về cả hai vấn đề/quan điểm đó vừa đưa ra quan điểm cá nhân. 

Đặc điểm nhận dạng của đề bài này tương đối dễ nhận ra khi câu hỏi yêu cầu sẽ có dạng:

  • Discuss both views and give your opinion
  • Discuss both these views and then give your own opinion. 
  • Discuss both sides of this argument and give your own opinion.

Như vậy, thí sinh phải phân tích một cách khách quan hai quan điểm đó. Sau đó, bạn mới khẳng định  quan điểm của bạn nghiêng về hướng nào hơn. 

Hướng dẫn cách viết dạng bài Discussion Essay trong IELTS Writing Task 2

Discussion Essay cũng tuân thủ đầy đủ 6 bước như các dạng bài khác của Task 2

Bước 1: Đọc hiểu đề bài

Ở bước này, thí sinh cần hoàn thành các công việc sau: 

  • Xác định dạng bài
  • Gạch chân từ khóa
  • Phân tích yêu cầu đề bài 
  • Brainstorming ý tưởng cho đề bài

Bạn cần gạch trước các ý này ra giấy nháp trước khi viết bài để có thể chuẩn bị tốt nhất nhé!

Ví dụ: 

Đề bài: Some people think that a sense of competition in children should be encouraged. Others believe that children who are taught to co-operate rather than compete become more useful adults.

Discuss both these views and give your own opinion.

  • Xác định dạng bài – Discussion Essay
  • Gạch chân từ khóa- a sense of competition in children , should be couraged, children who are taught to co-operate rather than compete, more useful adults
  • Phân tích yêu cầu đề bài: Phân tích cả 2 quan điểm:
  1. Nên khuyến khích tinh thần cạnh tranh ở trẻ em
  2. Trẻ em được dạy hợp tác thay vì cạnh tranh sẽ trở thành người lớn tốt hơn..

rồi sau đó nêu quan điểm của bạn

Lưu ý: số lượng ý chính và ý bổ sung cần tương đương ở 2 đoạn văn này

Bước 2: Lập dàn ý cho bài làm

Sau đó, việc bạn cần làm là sắp xếp những ý tưởng, thông tin vào bố cục của một bài văn hoàn chỉnh. Hãy chỉ phác thảo những keyword để tiết kiệm thời gian nhé!

Tiếp tục phân tích ví dụ:

Bước 3: Viết Mở bài

Mở bài luôn bao gồm 2 thành tố chính: 

  • Background Sentence: Giới thiệu vấn đề mà bài làm cần phân tích
  • Thesis Statement: Khẳng định ý kiến, quan điểm cá nhân

Ở dạng bài này, bạn vừa phải nêu đủ 2 ý kiến trái chiều ở phần Background Sentence. Đồng thời, bạn cũng cần đưa ra ý kiến cá nhân của mình ủng hộ với quan điểm nào ở câu Thesis Statement. 

Ví dụ:

Đề bài: Some people think that a sense of competition in children should be encouraged. Others believe that children who are taught to co-operate rather than compete become more useful adults.

Mở bài: 

  • Background Sentence: People have different views about whether children should be taught to be competitive or co-operative. While a spirit of competition can sometimes be useful in life,
  • Thesis Statement:  I believe that the ability to co-operate is more important. 

Bước 4: Viết Thân bài

Hãy biến những ý đã trình bày trong dàn ý thành câu hoàn thiện nhé! Hãy nhớ khẳng định câu chủ đề ở đầu đồng thời dùng các từ liên kết để phân định các ý chính. Ngoài ra, ý bổ sung cần phải thật chất lượng để góp phần tăng tính thuyết phục cho bài làm.

Ví dụ: 

Thân bài 1:  Cạnh tranh là một nguồn động lực to lớn đối với trẻ

Luận điểm: competition can be a great source of motivation for children. 

Ý chính: This kind of healthy rivalry may help to build children’s self confidence, while pushing them to work independently and progress more quickly.

  • Ý bổ sung 1: When teachers use games or prizes to introduce an element of competitiveness into lessons, it can encourage children to work harder to outdo the other pupils in the class. 
  • Ý bổ sung 2: When these children leave school, their confidence and determination will help them in competitive situations such as job interviews.

Thân bài 2: Hợp tác là một yếu tố xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống khi trẻ lớn lên

Luận điểm: it is perhaps even more important to prepare children for the many aspects of adult life that require co-operation

Ý chính: Team collaboration skills are much more useful than a competitive determination to win. This is the attitude that I believe schools should foster in young people. 

  • Ý bổ sung 1: In the workplace, adults are expected to work in teams, follow instructions given by their superiors, or supervise and support the more junior members of staff. 
  • Ý bổ sung 2: Instead of promoting the idea that people are either winners or losers, teachers could show children that they gain more from working together.

Bước 5: Viết Kết bài

Ở phần Kết bài, bạn cần tổng kết lại vấn đề đề bài đặt ra và quan điểm mình đã bàn luận. Nếu có thể, bạn có thể đề ra một giải pháp ủng hộ ý kiến mà bạn đã phân tích trong bài làm nhé!

Ví dụ:

Kết bài: In conclusion, I can understand why people might want to encourage competitiveness in children, but it seems to me that a co-operative attitude is much more desirable in adult life.

Bước 6: Kiểm tra lại bài làm

Cuối cùng, hãy kiểm tra lại bài làm của mình thật cẩn thận nhé!

Sample band 7.0+ dạng bài Discussion Essay 

Đề bài: Some people think that a sense of competition in children should be encouraged. Others believe that children who are taught to co-operate rather than compete become more useful adults.

Discuss both these views and give your own opinion.

People have different views about whether children should be taught to be competitive or co-operative. While a spirit of competition can sometimes be useful in life, I believe that the ability to co-operate is more important. 

On the one hand, competition can be a great source of motivation for children. When teachers use games or prizes to introduce an element of competitiveness into lessons, it can encourage children to work harder to outdo the other pupils in the class. This kind of healthy rivalry may help to build children’s self confidence, while pushing them to work independently and progress more quickly. When these children leave school, their confidence and determination will help them in competitive situations such as job interviews. It can therefore be argued that competition should be encouraged in order to prepare children for adult life.

On the other hand, it is perhaps even more important to prepare children for the many aspects of adult life that require co-operation. In the workplace, adults are expected to work in teams, follow instructions given by their superiors, or supervise and support the more junior members of staff. Team collaboration skills are much more useful than a competitive determination to win. This is the attitude that I believe schools should foster in young people. Instead of promoting the idea that people are either winners or losers, teachers could show children that they gain more from working together.

In conclusion, I can understand why people might want to encourage competitiveness in children, but it seems to me that a co-operative attitude is much more desirable in adult life.

(270 words, band 9)

Một số lỗi thường gặp trong dạng bài Discussion Essay

Không nêu quan điểm cá nhân

Nếu bạn mắc phải lỗi này, tức là bạn mới chỉ hoàn thành ½ yêu cầu đề bài. Bởi ngoài “discuss both views”, đề bài còn yêu cầu “give your own opinion”. Do đó, bạn cần phải nêu rõ ràng quan điểm của mình.

Để khắc phục điều này, bạn nên thể hiện quan điểm cá nhân rõ ràng. Cụ thể, ngay từ mở bài, hãy sử dụng các câu khẳng định để nêu bật ý kiến. Sau đó dùng các lập luận và bằng chứng để chứng minh quan điểm đó trong bài làm..

Không phân tích hai mặt của một vấn đề 

Thực tế, giám khảo muốn đánh giá khả năng nhìn nhận và đánh giá sự việc đa chiều. Từ đó, tư duy logic được thể hiện thông qua bài làm một cách rõ ràng.

Không phân tích cả hai mặt của một vấn đề là một lỗi lớn. Chúng khiến bài viết trở nên thiên vị và thiếu tính khách quan. Nếu bạn chỉ tập trung vào một khía cạnh của vấn đề mà không xem xét các góc nhìn khác, bạn đã làm sai lệch yêu cầu đề bài.

Không phân tích hai mặt của một vấn đề một cách đồng đều.

Trong một số trường hợp, bạn đã phân tích cả hai mặt của vấn đề nhưng lại có sự chênh lệch trong dung lượng thông tin. Điều này khiến cho bài làm của bạn đánh mất tính khách quan và nhìn nhận vấn đề phiến diện.

Do đó, bạn hãy cố gắng phân bổ ý chính và ý bổ sung đồng đều giữa 2 đoạn. Như vậy, bài làm mới đảm bảo đúng và đủ tiêu chí Task Response.

Mino Nguyễn

Chị giáo Mino Nguyễn – Nguyễn Minh Oanh, hiện hành nghề “bán chữ” IELTS. Chị giáo xuất phát điểm là dân chuyên Anh – Chuyên Ngoại ngữ, kiến thức đủ dùng, kinh nghiệm đủ dạy, hơn 5 năm tất bật với học sinh nhưng chưa thấy hết “nhiệt”.

Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc “tự học” IELTS…

Sẵn sàng học cùng chị Mino chứ?

Lớp học online, sĩ số thấp (5-7 bạn), cam kết đầu ra, tập trung nâng cao thực chất điểm số, được giảng dạy và chấm chữa 100% bởi chị giáo Mino!

Xem thêm

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *