Trang chủ > Blog > IELTS Listening > Multiple Choice IELTS Listening – Cách cải thiện điểm số

Multiple Choice IELTS Listening – Cách cải thiện điểm số

Những điều bạn cần biết về dạng bài Multiple Choice (MCQ) trong IELTS Listening Multiple Choice là dạng bài trắc nghiệm phổ biến trong IELTS Listening. Trong đó, đề bài đưa ra các câu hỏi cùng với một loạt các lựa chọn  A, B, C, D…  Thí sinh cần phân tích, nghe hiểu từ đó […]

07/03/2024

Những điều bạn cần biết về dạng bài Multiple Choice (MCQ) trong IELTS Listening

Multiple Choice là dạng bài trắc nghiệm phổ biến trong IELTS Listening. Trong đó, đề bài đưa ra các câu hỏi cùng với một loạt các lựa chọn  A, B, C, D… 

Thí sinh cần phân tích, nghe hiểu từ đó chọn ra đáp án chính xác nhất. Thứ tự câu hỏi sẽ được audio phát lần lượt. Tuy nhiên các lựa chọn câu trả lời có thể không theo trật tự này.

Dạng bài trắc nghiệm có thể được chia thành 2 dạng.

Dạng 1: Câu hỏi chỉ có 1 lựa chọn chính xác

Đối với dạng bài này, thí sinh được yêu cầu chọn 1 đáp án chính xác trong 3 đáp án.

Dạng 2: Dạng câu hỏi với có 2 lựa chọn chính xác trở lên

 Đối với dạng này, thí sinh phải lựa chọn 2 đáp án trở lên từ 5-6 lựa chọn của đề bài.

Lưu ý: Thứ tự đáp án được coi là như nhau

Hướng dẫn cách làm dạng bài Multiple Choice

Điều tối kỵ khi làm bài là lao vào nghe luôn mà không chuẩn bị trước. Đặc biệt, với dạng bài khó như MCQ thì đây càng là điều phải tránh. Tại lớp học của chị giáo Mino, có 4 bước để xử lý dạng bài này.

Bước 1: Đọc kỹ đề bài, xác định chủ đề bài nghe 

MCQ có 2 dạng bài khác nhau nên thí sinh cần phải đọc kỹ để xem mình đang ở dạng bài nào. Đọc kỹ đề bài cũng là cách để bạn chuẩn bị tinh thần cho việc nghe chủ động.

Đừng quên tập trung vào chủ đề chính của bài nghe để hiểu bối cảnh đề bài. Như vậy, bạn sẽ dự đoán được nội dung bài nghe sẽ xoay quanh vấn đề gì.

Bước 2: Gạch chân từ khóa ở đề bài và các lựa chọn

Đây là bước cực kỳ quan trọng, đòi hỏi các bạn phải biết chắt lọc và ghi nhớ những từ khóa chính. 

Dừng lại một khoảng thời gian phù hợp để não bộ kịp ghi nhớ thông tin. Như vậy, khi bắt đầu nghe, bạn sẽ ngay lập tức mường tượng ra mình cần phải lắng nghe thông tin gì. Từ đó, tránh việc mất bình tĩnh, bỏ rơi đáp án

Ví dụ: Những từ in đậm là từ khóa 

Câu 1: Before Queen Elizabeth I visited the castle in 1576,

  1. repairs were carried out to the guest rooms.
  2. a new building was constructed for her
  3. a fire damaged part of the main hall.

Bước 3: Phân biệt các đáp án bằng ngôn ngữ cá nhân

Trong dạng bài này, đôi lúc bạn sẽ thấy các đáp án chỉ khác nhau một chút về mặt ngữ nghĩa. Chính vì vậy, bằng khả năng ngôn ngữ của mình, bạn cần tìm ra điểm khác biệt giữa các đáp án.

Như vậy, khi bắt đầu bước vào bài nghe, dù cho nội dung audio có bị paraphrase, bạn vẫn có thể nhanh chóng nắm bắt được audio đang nhắc đến đáp án nào. Cố gắng rút gọn đáp án nhất có thể để dễ dàng ghi nhớ. Đồng thời sử dụng từ vựng của cá nhân để phân biệt các lựa chọn với nhau. 

Ví dụ:

Câu 2: Why is there a statue of Diane Gosforth in the park?

  1. She was a resident who helped to lead a campaign.
  2. She was a council member responsible for giving the public access.
  3. She was a senior worker at the park for many years.

Đáp án trong bài nhìn qua có vẻ không có quá nhiều sự khác biệt khi mọi thứ đều sẽ liên quan tới người dân và công viên này. Tuy nhiên khi phân tích, thí sinh phải phân biệt rõ ràng ba đáp án như sau:

  1. một người dân đã giúp đỡ để dẫn dắt chiến dịch ⇒ Dự đoán: cô ấy đã sống ở khu vực này, có thể có thông tin cô ấy đã làm gì đó cụ thể để giúp chiến dịch này có kết quả⇒ Công lớn nên xây dựng tượng để tưởng nhớ 
  2. một thành viên trong hội đồng, chịu trách nhiệm cấp quyền cho các khu vực công cộng ⇒ Dự đoán: audio sẽ nhắc đến cô ấy gia nhập 1 tổ chức nào đó và chịu trách nhiệm chính phần việc này, có thể nêu cụ thể khu vực cô ấy hoạt động
  3. một người công nhân lâu năm ở công viên ⇒ Dự đoán: cô ấy đã cống hiến cho công việc bao nhiêu năm (cụ thể số năm), có thể gắn liền với sự hiện diện của công viên

Bước 4: Nghe và chọn đáp án đúng 

Cuối cùng, hãy lắng nghe thật kỹ từng chi tiết nhỏ. Chắc chắn, dạng bài MCQ sẽ không bao giờ nhắc 100% thông tin đã cho ở các lựa chọn. Vậy nên, công đoạn xử lý thông tin khi nghe là rất quan trọng.

Đừng quên take note ngay những gì mình nghe được để lựa chọn đáp án đúng. Bạn chỉ được nghe một lần, đừng bỏ lỡ cơ hội của chính mình.

Ví dụ: 

Câu 2: Why is there a statue of Diane Gosforth in the park?

  1. She was a resident who helped to lead a campaign.
  2. She was a council member responsible for giving the public access.
  3. She was a senior worker at the park for many years.

Transcript: 

Many local people wanted it to remain a place that everyone could go to, to enjoy the fresh air and natural environment – remember the park is in a densely populated residential area. Diane Gosforth was one of those people, and she organized petitions and demonstrations, which eventually made the council change its mind about the future of the land. (Diane Gosforth là một trong số đó (local people~ người dân địa phương), và bà ấy đã đưa ra những kiến nghị cùng những cuộc biểu tình, thứ làm hội đồng phải thay đổi suy nghĩ về tương lai của mảnh đất)

Audio cho thấy Diana Gosforth là một trong số những người dân địa phương (~resident) và đã đưa ra kiến nghị cùng những cuộc biểu tình ⇒ Hội đồng thay đổi suy nghĩ (~ helped to lead a campaign)

⇒ Đáp án A

Hóa giải chiêu trò gây nhiễu của dạng bài Multiple Choice cùng chị giáo Mino

Phương pháp làm bài lướt qua cũng đơn giản nhưng tại sao vẫn có hàng ngàn thí sinh mất điểm ở dạng bài này? Đó là bởi IELTS đã dùng những thủ thuật gây nhiễu sóng và làm bạn lầm tưởng khi nghe ⇒ Chọn đáp án sai

Hãy cùng chị giáo Mino điểm qua một vài chiêu trò đó nhé:

Similar-sounding options – Tưởng vậy mà không phải vậy

Các đáp án thường được thiết kế để trông “na ná” với thông tin đưa ra trong audio. Người nghe sẽ bị đánh lừa bởi những lựa chọn trông chỉ hơi khác nhau một chút này, nhất là khi audio đọc nhanh.

Vậy nên, đừng vừa nghe thấy đúng từ khóa ở lựa chọn mà vội vàng khoanh nhé! Phải từ từ phân tích thì mới tránh được bẫy siêu lừa này của MCQ.

Partially correct options – Đúng một phần không phải là đúng

Đáp án thường chung chung, khái quát hoá chi tiết được nhắc đến trong audio. Chính vì vậy, người nghe phải nhanh chóng nắm bắt để xử lý kịp thời. 

Các lựa chọn này thường khiến người nghe bối rối bởi đáp án có vẻ “không được nhắc đến” trong audio. Thế nhưng thực chất, chúng đã được nói qua từ lâu. Thí sinh càng băn khoăn thì sẽ lỡ luôn cả đáp án câu sau.

Extraneous details – Tô vẽ thông tin tung hỏa mù

Trong một số trường hợp, audio có thể nói thừa. Thay vì chỉ nói nguyên thông tin để chọn đáp án, audio còn cung cấp cả thông tin bổ sung không liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang được hỏi. 

Người nghe cần phải lọc ra các thông tin thừa để bắt được phần thông tin chính. Nếu không, mớ bòng bong này sẽ khiến chúng ta mất tập trung. Khi đến lúc thông tin chính được nhắc đến thì ta đã “bất tỉnh” trong mê cung thông tin.

Synonyms and paraphrases – Sử dụng từ đồng nghĩa

Việc sử dụng các từ đồng nghĩathay đổi cách trình bày thông tin có thể là thách thức đối với thí sinh. Các lựa chọn trong câu hỏi có thể chứa các từ đồng nghĩa với từ được nhắc tới trong audio. Hoặc đôi khi nghĩa của chúng là giống nhau nhưng giữa câu hỏi và audio bạn nghe sẽ được diễn đạt khác nhau.

Điều này đòi hỏi thí sinh phải phân tích cách sử dụng ngôn ngữ và bối cảnh. Từ đó giảm thiểu tối đa việc lựa chọn sai đáp án. 

False leads – Dẫn dắt đánh lạc hướng

Đôi khi, audio có thể bao gồm các câu hoặc chi tiết ban đầu có vẻ liên quan đến câu hỏi. Thế nhưng cuối cùng khi nghe xong khiến thí sinh không tìm được câu trả lời đúng. Những thông tin dẫn sai này có thể “đánh lừa” khiến thí sinh quay cuồng khi không biết đâu là đáp án.

Chúng đòi hỏi thí sinh kỹ năng tư duy phản biện để xác định đúng đáp án đề bài cần. Đồng thời luôn khôn ngoan để không sa đà vào thông tin “mồi”.

 

Mino Nguyễn

Chị giáo Mino Nguyễn – Nguyễn Minh Oanh, hiện hành nghề “bán chữ” IELTS. Chị giáo xuất phát điểm là dân chuyên Anh – Chuyên Ngoại ngữ, kiến thức đủ dùng, kinh nghiệm đủ dạy, hơn 5 năm tất bật với học sinh nhưng chưa thấy hết “nhiệt”.

Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc “tự học” IELTS…

Sẵn sàng học cùng chị Mino chứ?

Lớp học online, sĩ số thấp (5-7 bạn), cam kết đầu ra, tập trung nâng cao thực chất điểm số, được giảng dạy và chấm chữa 100% bởi chị giáo Mino!

Xem thêm

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *