Tiêu chí Task Response là gì?
Task Response là 1 trong 4 tiêu chí chấm cấu thành nên điểm tổng kỹ năng Viết của bạn. Tiêu chí này đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đề bài của thí sinh.
Cụ thể, thí sinh cần trả lời các câu hỏi sau:
- Đề bài có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu đề bài đặt ra là gì?
- Cách thức triển khai vấn đề mà đề bài đưa ra như thế nào?
- Cần những yếu tố gì để phục vụ cho cách triển khai đã lựa chọn?
- Định dạng bài viết đã phù hợp chưa?
Chỉ khi trả lời được chính xác những câu hỏi này, bạn mới đảm bảo yếu tố Task Response. Đây chính là tiêu chí thể hiện được tư duy và hệ thống những ý chính sẽ xuất hiện trong câu trả lời của bạn.
Tầm quan trọng của Task Response trong IELTS Writing
Có thể nói, Task Response chính là “khung xương” trong toàn bộ bài thi IELTS Writing. Tiêu chí này quyết định cách bạn sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và xây dựng sự liên kết trong bài thi.
Đây chính là tiêu chí đầu tiên bạn phải đào sâu tìm hiểu và dành thời gian nhiều nhất khi phân tích đề bài.
Mặc dù vậy, thí sinh lại chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của tiêu chí Task Response. Điều đó dẫn đến việc band điểm thấp, học mãi mà không cải thiện được. Trong bài viết này, chị giáo Mino sẽ khai thác một góc nhìn “mới” về Task Response trong mọi dạng bài của IELTS Writing.
Phân tích tiêu chí Task Response trong IELTS Writing
Tiêu chí Task Response thực tế chính là để phản ánh TƯ DUY của bạn trong kỹ năng Viết. Do đó, khi đánh giá kỹ năng này, giám khảo sẽ đánh giá theo sơ đồ hình phễu như sau:
Các câu hỏi này sẽ được áp dụng cụ thể trong Task 1 và Task 2 của IELTS Writing.
Câu hỏi 1: Bài viết có lạc đề không?
IELTS Writing Task 1
Hầu hết IELTS Writing Task 1 yêu cầu thí sinh tổng hợp thông tin từ đó trình bày nội dung của biểu đồ. Do đó, có rất ít thí sinh gặp lỗi lạc đề ở phần thi này. Câu hỏi 1 của giám khảo vậy là đã được “pass” qua một cách dễ dàng.
IELTS Writing Task 2
Ngược lại với Task 1, việc đọc hiểu đề bài của Task 2 đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều do sự xuất hiện của những từ vựng và cấu trúc câu mới. Khi không hiểu rõ vấn đề mà đề bài đặt ra, thí sinh sẽ rất dễ suy diễn từ đó trả lời một ý hoàn toàn khác so với yêu cầu.
Ví dụ:
Tiếng Anh Tiếng Việt
International travel often leads people to have some prejudices rather than broad-mind.
What are the main reasons of this phenomenon? What do you think people can do to get better understanding of the countries they visit?Du lịch quốc tế thường khiến người ta hình thành định kiến thay vì mở rộng tư duy.
Đâu là nguyên nhân chính cho hiện tượng này? Bạn nghĩ rằng mọi người có thể làm gì để có hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước nơi họ sẽ đặt chân tới.
Nếu như là một newbie và chưa từng nghe tới “prejudice” (định kiến) hay cụm từ “broad-mind”, thí sinh sẽ rất dễ đoán mò. Từ đó, dễ dàng nhận định lệch sang hẳn một chủ đề hoàn toàn khác.
Vậy nên, lạc gì thì lạc, đừng lạc đề nhé các bạn ơi!
Câu hỏi 2: Bài làm đã trả lời đủ các câu hỏi trong đề bài chưa?
IELTS Writing Task 1
Trường hợp này rất dễ gặp phải với Comparison Chart
Đề bài thường có 2 vế:
- Selecting and reporting the main features
- Make comparison where relevant
Vậy nên, nếu chỉ chăm chăm tổng hợp thông tin mà thiếu hẳn phần So sánh thì bạn chỉ hoàn thành 1/2 yêu cầu đề bài. Do đó, trước khi muốn làm bài hay hãy làm đúng và đủ nhé!
IELTS Writing Task 2
Tương tự như Task 1, đề bài của Task 2 thường bao gồm 2 vế câu hỏi đối với dạng Two- Part Question. Nếu như thí sinh không cẩn thận phân tích đề bài thì sẽ dễ gặp tình trạng “đầu voi đuôi chuột” đôi khi quên lãng yêu cầu thứ hai của đề bài.
Ví dụ:
Tiếng Anh | Tiếng Việt |
---|---|
Happiness is often considered difficult to define. Why is this? What factors determine happiness? | Hạnh phúc thường rất khó để định nghĩa. Tại sao lại như vậy? Những yếu tố nào quyết định hạnh phúc? |
Đề bài gồm 2 câu hỏi
- Why is this?
- What factors determine happiness?
Nhiệm vụ của thí sinh là trình bày được 2 câu trả lời rõ ràng, tách biệt. Nếu fail từ bước phân chia câu hỏi, bạn sẽ mất ½ số điểm trong Task Response vì không hoàn thành đủ yêu cầu đề bài.
Câu hỏi 3: Luận điểm đã rõ ràng chưa?
IELTS Writing Task 1
Nếu 02 câu đầu của bạn không làm tốt nhiệm vụ, band điểm của bạn chỉ là 5.0. Vì vậy, muốn trình bày gì thì hãy hội tụ tinh hoa trong 02 câu đầu tức câu luận điểm. Đừng chỉ đưa ra những quan điểm chung chung, vạch sẵn hướng bạn sẽ tiếp cận với đề bài mới là cách làm đúng.
Ví dụ:
Đề bài: The line graph shows the consumers’ average annual expenditure on cell phone, national and international fixed-line and services in America between 2001 and 2010.
Introduction (Đoạn mở bài)
DON'T | DO |
---|---|
The line graph shows the consumers’ average annual expenditure on cell phone, national and international fixed-line and services in America between 2001 and 2010. The money people spent on cell phone, national and international fixed-line and services had a lot of changes in the period between 2001 and 2010. | The line graph illustrated the average amount of money spent anually on mobile phone services, national and international landline services in the US over a period of 9 years. It is clear that while the yearly spending on mobile phones increased significantly, the opposite was true for national landline phone expenditure. Also, the figure for international fixed-line services was lowest during the period. |
So sánh 2 câu thể hiện “Overview” trong bảng trên, thí sinh có thể thấy 2 sự khác biệt hoàn toàn. Một bên vô cùng chung chung “had a lot of changes”. Bên còn lại chỉ ra rõ ràng xem chi phí mọi người bỏ ra cho từng loại có xu hướng tăng hay giảm như thế nào.
IELTS Writing Task 2
Lời khuyên của chị giáo Mino ở Câu hỏi số 3 này với mọi dạng bài là: “muốn gì thì hãy nói ngay”. Đừng mập mờ với suy nghĩ: “Phim hay phải chờ đoạn kết” rồi bê mãi ý hay xuống tận gần cuối.
Ví dụ:
Đề bài: People should follow the customs and traditions when people start to live in a new country. To what extent do you agree or disagree?
Thesis statement (Câu khẳng định luận điểm)
DON’T | DO |
---|---|
This is a controversial issue and in fact there is no clear opinion on this issue. From my perspective, people should preserve my country's culture before following the customs and traditions in a new country. | Meanwhile, it is essential to understand and respect the local customs and traditions of the host country. |
Ở ví dụ này, thí sinh dẫn lối vòng vo “there is no clear opinion on this issue”. Sau đó đưa ra một luận điểm không hề liên quan gì tới đề bài yêu cầu “From my perspective, people should preserve my country’s culture before following the customs and traditions in a new country”. Trong khi đó, nếu như đọc kĩ yêu cầu, thí sinh phải nêu ra mức độ quan điểm của mình về vấn đề “Có nên nhập gia tùy tục không?”
Vậy nên, rõ ràng là kim chỉ nam cho luận điểm trước khi muốn nó hay hay độc, lạ nhé!
Câu hỏi 4: Các ví dụ, dẫn chứng có góp phần làm rõ luận điểm không?
Đối với cả Task 1 và Task 2, bạn phải thể hiện được sự thống nhất xuyên suốt trong bài viết của mình. Phía trên đã khẳng định gì thì phía dưới phải dựa theo đó để phát triển.
Chị giáo Mino đã từng chứng kiến có những bài viết phía trên hùng hồn “Vấn đề này xảy ra là do: nhận thức còn chưa cao của người dân và sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước” nhưng thân bài lại phân tích sang cả “khách du lịch”. Lỗi này rất phổ biến và dễ dàng cướp ngay tiêu chí Task Response trong band điểm IELTS Writing của bạn.
Câu hỏi 5: Định dạng (Format) bài viết có phù hợp không?
Nhiều người thường lầm tưởng về format của bài viết chỉ bao gồm về mặt hình thức. Tuy nhiên, tại lớp học của chị giáo Mino, format sẽ bao gồm:
Về mặt hình thức
- Số lượng từ cho phép trong yêu cầu đề bài: at least 150 words (Task 1), at least 250 words (Task 2)
- Trật tự từ, câu trong đoạn văn: Cách sắp xếp từ ngữ trong một câu và các câu trong đoạn văn đã hợp lý chưa?
- Quy định về câu, đoạn văn: Câu đã bao gồm đủ chủ-vị chưa? Đoạn văn được cấu thành từ bao nhiêu câu?
Về mặt nội dung
- Dạng thức trả lời câu hỏi: Có hiểu đúng về dạng bài và phân chia đoạn văn để trả lời từng ý của câu hỏi không?
- Câu chủ đề (Topic Sentence): đã nêu rõ được hướng triển khai trong từng đoạn chưa?
- Ý chính (main points): đã được đề cập trong câu chủ đề chưa và được trình bày trong đoạn văn như thế nào?
- Dẫn chứng (Supporting Sentences): có xuất hiện không và có làm đúng nhiệm vụ (nêu ví dụ, nêu nguyên nhân,..) không?
Tất cả những yếu tố này sẽ phải kết hợp nhuần nhuyễn thì mới được coi là một định dạng (format) phù hợp.
Tổng hợp các lỗi thường gặp phải và cách khắc phục tiêu chí Task Response
Lỗi 1: Không phân tích đầy đủ các yêu cầu của đề bài
- Nguyên nhân: Do tâm lý phòng thi khiến thí sinh vội vàng đọc không kỹ đề bài ⇒ Phân tích đề sơ sài, bỏ sót ý hỏi của đề bài
- Hậu quả: Viết lạc đề (off-topic) và thiếu ý ⇒ Sai ngay 2 tầng đầu tiên của tháp Task Response
Ví dụ: Some people think a job not only provides income but also social life. Others think it is better to develop social life with people you do not work with. Discuss both views and give your opinion.
Mở bài chưa đáp ứng tiêu chí Task Response
In today’s society, the significance of a job goes beyond its financial benefits, as it provides people with social interactions. However, contrasting opinions still exist on whether fostering social connections primarily through work is preferable or widening one’s social circle outside the workplace holds more benefits. From my perspective, it is essential that people spend time with their colleagues outside working hours.
Phân tích:
- Yêu cầu đề bài: Others think it is better to develop social life with people you do not work with (giao tiếp xã hội thêm cả với người mình không làm cùng)
- Bài làm: Trình bày việc nên dành thêm thời gian ngoài giờ làm với đồng nghiệp
⇒ Sai trọng tâm
- Yêu cầu đề bài: Discuss both views and give your opinion. (Dạng Discussion – thảo luận 1 ý, đưa quan điểm ý còn lại)
- Bài làm: From my perspective, it is essential that people spend time with their colleagues outside working hours. (Dạng opinion – nêu ý kiến của mình)
⇒ Sai format
Nguyên nhân: Hiểu nhầm đề bài dẫn tới hiểu sai đối tượng đề bài hỏi
⇒ Phân tích sai ngay từ mở bài
Giải pháp:
Khi đọc đề, cần tập trung phân tích các yêu cầu cụ thể đề đưa ra, để có thể trả lời đúng trọng tâm yêu cầu
- Đối tượng bài hỏi là gì?
- Thông tin bài đưa ra là gì?
- Câu hỏi thuộc dạng nào?
Áp dụng vào ví dụ trên:
- Đối tượng bài hỏi là gì? : Đồng nghiệp cùng công ty, mối quan hệ bên ngoài nơi làm việc với người ngoài
- Thông tin bài đưa ra là gì?: Có nên develop social life bên ngoài công ty với người không phải đồng nghiệp không?
Câu hỏi thuộc dạng nào?: Dạng Discussion – thảo luận
Lỗi 2: Luận điểm thiếu chắc chắn và không đồng nhất trong toàn bài
- Nguyên nhân: Phần lớn là do phân tích theo 2 luồng thông tin và bị rối trong 2 luồng thông tin đó
Ví dụ: Dạng opinion viết nửa đồng ý, nửa phản đối (partly agree/disagree)
- Hậu quả: Luận điểm thiếu chặt chẽ, không hoàn toàn trả lời được câu hỏi một cách logic, chặt chẽ ⇒ Bài viết sáo rỗng
Tiếp tục phân tích ví dụ trên:
Thân bài chưa đáp ứng tiêu chí Task Response:
On the one hand, the ones who argue for a separation between work and social life are rational to a certain extent. They indicate and emphasize the advantages of diversifying relationships beyond professional circles. For example, they contend that engaging with a broader spectrum of individuals, including those with varied interests and personalities would enriches one’s social life, while solely relying on work-related connections would limit exposure to different mindsets and experiences. This diversity, additionally, would promote our lives in positive ways and create a healthier work-life balance.
Phân tích:
Như mở bài ở ví dụ trước, người viết khẳng định rằng: Nên có thời gian ngoài giờ làm với đồng nghiệp
⇒ Sai trọng tâm câu hỏi của đề (đã phân tích ở trên)
Xuống thân bài, người viết lại triển khai luận điểm lớn cho đoạn văn 1 rằng:
On the one hand, the ones who argue for a separation between work and social life are rational to a certain extent. (Tách biệt công việc và social life là hợp lý)
⇒ Không thống nhất với ý kiến đưa ra ở mở bài
Nguyên nhân:
- Do không đọc kĩ đề trước khi viết
- Do đọc đề xong là “lao” ngay vào viết mà chưa tư duy trước cách làm và hướng triển khai phù hợp
Giải pháp:
- Phân tích đề bài cụ thể
- Lập dàn ý cụ thể trước khi viết
Lỗi 3: Ý tưởng hay, nhưng triển khai chưa đủ tốt
- Nguyên nhân: Không biết chắt lọc những ý tưởng trọng tâm, cốt lõi nhất ⇒ Bài viết dài và không trọng tâm
- Hậu quả: Lan man, thiếu logic
Tiếp tục phân tích ví dụ trên
Thân bài không đạt
On the other hand, this separation may lead to some drawbacks. As a significant source of social support often comes from workplaces, creating a boundary would limit the availability of colleagues’ support during challenging times. This is also a factor contributing to difficulty in building trust between colleagues as strong relationships often rely on shared experiences and interactions. Therefore, rather than clearly separate work and social life, spending time with fellow employees can be more advantageous.
Initially, communication and collaboration would be greater as a result of improving relationships within the workplaces. Company members would support one another better at work as they become closer, say, assigning each person tasks that suits their strengths when working in groups. This not only helps reducing people’s pressure but also turning them into a way more motivated version of themselves. Finally, building relationships at work also opens doors to valuable professional development opportunities. Being close with experienced colleagues or mentors provides access to guidance and fosters a culture of knowledge-sharing development, which would become a prospective stepping stone in one’s career path in the future.
Phân tích
Bài viết có 03 luận điểm chính:
- Luận điểm 1: tạo ranh giới với đồng nghiệp sẽ giới hạn những sự giúp đỡ có thể khi ta gặp khó khăn
- Luận điểm 2: hợp tác và giao tiếp tốt hơn sẽ cải thiện mối quan hệ tại nơi làm việc
- Luận điểm 3: xây dựng mối quan hệ nơi làm việc sẽ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp
⇒ Không luận điểm nào trả lời theo đúng ý đề bài đưa ra, hay quan điểm của người viết
- Quan điểm người viết: nên dành thêm thời gian ngoài giờ làm với đồng nghiệp
- Đoạn văn trả lời: Tách biệt công việc và cuộc sống là thiếu logic
⇒ Luận điểm không làm rõ được ý đề bài đưa ra và đi xa khỏi trọng tâm của đề bài.
Nguyên nhân
- Có nhiều ý tưởng cho 1 vế hơn so với vế còn lại bởi thiếu phân tích logic khi tư duy viết
- Không hệ thống hoá ý tưởng
- Không kịp điều chỉnh ý hoặc trau chuốt bài viết
Lỗi 4: Đúng tất cả, nhưng sai định dạng (format)
- Nguyên nhân: Khi viết không đi theo đúng dạng thức câu hỏi đề bài đưa ra
- Hậu quả: viết hay, nhưng lại trả lời sai đề ⇒ Điểm vẫn thấp
Tiếp tục phân tích ví dụ trên:
Phân tích
Về mặt hình thức: Đúng định dạng
Về mặt nội dung:
Đề hỏi (2 ý):
- Công việc cho ta thu nhập và mối quan hệ xã hội
- Nên xây dựng mối quan hệ xã hội với người không làm việc cùng
Dạng câu hỏi: Discussion (thảo luận 1 ý, trả lời 1 ý)
Bài viết:
- Mở bài: Nên tạo mối quan hệ xã hội với đồng nghiệp
⇒ Chưa trả lời với ý 2 thì sẽ như thế nào
- Thân bài 1: Tách biệt công việc và mối quan hệ xã hội là logic
- Thân bài 2: Tách biệt công việc và mối quan hệ xã hội sẽ gây ra một vài sự bất lợi
⇒ Đưa ý kiến theo hướng opinion
Nguyên nhân: Hiểu sai ý hỏi của đề bài, không chú ý vào câu hỏ
So sánh tiêu chí Task Response trong bài thi Band 5 và Band 7
Đề bài: Some people think a job not only provides income but also social life. Others think it is better to develop social life with people you do not work with. Discuss both views and give your opinion.
Mở bài
Band 5 | Band 7.0 |
---|---|
In today's society, the significance of a job goes beyond its financial benefits, as it provides people with social interactions. However, contrasting opinions still exist on whether fostering social connections primarily through work is preferable or widening one’s social circle outside the workplace holds more benefits. From my perspective, it is essential that people spend time with their colleagues outside working hours. | Some argue that employment not only offers financial stability but also contributes to one's social life, and others contend that fostering social connections outside the workplace is more advantageous. While fostering a robust bond with colleagues is advantageous, I am of the opinion that engaging with individuals beyond the workplace can yield even greater benefits. |
Thân bài 1
Band 5.0 | Band 7.0 |
---|---|
On the one hand, the ones who argue for a separation between work and social life are rational to a certain extent. They indicate and emphasize the advantages of diversifying relationships beyond professional circles. For example, they contend that engaging with a broader spectrum of individuals, including those with varied interests and personalities would enriches one’s social life, while solely relying on work-related connections would limit exposure to different mindsets and experiences. This diversity, additionally, would promote our lives in positive ways and create a healthier work-life balance. | A job not only ensures financial stability but also serves as a platform for cultivating valuable social connections. Networking within the workplace is imperative in professions that require effective teamwork, enhancing collaboration and productivity. Additionally, fostering friendships at work contributes to a positive working environment and heightened job satisfaction. On the contrary, the absence of social interactions in the professional sphere may lead to feelings of isolation, stress, and diminished mental well-being. Furthermore, these workplace social connections play a pivotal role in career advancement, offering individuals increased opportunities for promotions and upward mobility. |
Thân bài 2
Band 5.0 | Band 7.0 |
---|---|
On the other hand, this separation may lead to some drawbacks. As a significant source of social support often comes from workplaces, creating a boundary would limit the availability of colleagues' support during challenging times. This is also a factor contributing to difficulty in building trust between colleagues as strong relationships often rely on shared experiences and interactions. Therefore, rather than clearly separate work and social life, spending time with fellow employees can be more advantageous. Initially, communication and collaboration would be greater as a result of improving relationships within the workplaces. Company members would support one another better at work as they become closer, say, assigning each person tasks that suits their strengths when working in groups. This not only helps reducing people’s pressure but also turning them into a way more motivated version of themselves. Finally, building relationships at work also opens doors to valuable professional development opportunities. Being close with experienced colleagues or mentors provides access to guidance and fosters a culture of knowledge-sharing development, which would become a prospective stepping stone in one’s career path in the future. | While some argue for the benefits of developing a social life with non-work associates, I contend that maintaining professional boundaries within the workplace is crucial. Excessive friendliness in a work atmosphere can lead to decreased productivity, diverting attention from job responsibilities. Additionally, upholding a certain level of distance among colleagues is essential to prevent potential clashes of personalities and ensure a professional code of conduct. Furthermore, workplace relationships may risk becoming transactional, as individuals may exploit connections to advance their careers. Conversely, fostering friendships outside the workplace provides opportunities for gaining diverse perspectives and knowledge, offering valuable insights from individuals with different professional backgrounds. In my view, a balanced approach, recognizing the importance of both workplace and non-workplace social connections, is essential for a well-rounded and fulfilling social life. |
Kết bài
Band 5.0 | Band 7.0 |
---|---|
To sum up, despite benefits of developing social circle outside the workplace, I claim that relationships within this environment require more attention, for the aforesaid reasons. | In conclusion, striking a balance between workplace and non-workplace social connections is paramount, as it ensures a conducive professional environment while also providing valuable opportunities for diverse perspectives and personal growth. |
0 Lời bình